Phần 4: Tà áo xanh xanh[1]
Gió đêm ấm áp, mùa xuân năm Lê Trang Công thứ mười tám đã tới lúc đậm đà.
Khương Hạ hai nước khai chiến, Thẩm Ngạn phụng chỉ lãnh binh xuất trận, nhất thời trong phủ rất lo sợ. Trước khi đi, Thê Thê tự tay may một cái hầu bao để chàng đeo bên hông, hương lạnh an thần, giống với hương thơm của thuốc trên người nàng. Chàng biết nàng muốn chàng mỗi khắc nhớ đến nàng, lại thấy nàng ăn ngủ khó khăn, đành ở lại Hà Phong viện hơn nửa đêm để trấn an nàng.
Mãi đến lúc Thê Thê ngủ say, chàng mới một mình trở về phòng, chưa bước vào cửa sân, khoé mắt liếc thấy bóng người cao gầy quanh đó, là Tống Ngưng. Đây là lần đầu tiên sau đêm tân hôn hắn bình tĩnh nhìn nàng. Thân hình tú lệ trong viện giữa những chiếc đèn lồng quang ảnh mông lung, hơi nhiễm sắc vàng. Lòng chàng
khẽ động, đờ đẫn mở miệng, vẫn thập phần lạnh lẽo kiên định: “Cô ở đây làm gì?” Nàng vẫn như trước nửa cười nửa không, chàng hận nhất là vẻ mặt này của nàng, thấy nàng chuyển qua một bọc vải, hời hợt lãnh đạm.
Chàng nhận miếng hộ tâm kính trong tay, dường như vẫn còn giữ lại hơi ấm cơ thể nàng, trong suốt biếc xanh, chân thành mà ấm áp. Chàng khẽ nhíu mày, lời đến khoé môi lại không biết nói gì.
Chàng nhớ lời dặn của phụ mẫu mấy ngày trước vô ý nhắc đến nàng, khuyên chàng: “Thuyền đã cập bến, mấy ngày nay chúng ta cũng nhìn ra, bản chất A Ngưng thực không xấu, con nên thử ở bên nó, nói thế nào thì hai nhà Thẩm, Tống chúng ta cũng là Tần Tấn[2]của hai nước Khương Lê, không thể để người ta chê cười. Hơn nữa, nó cũng là một nữ tử trơ trọi bên ngoài, con cũng đừng lạnh nhạt với nó, nó bây giờ vẫn chỉ là một đứa trẻ thôi.”
Chàng nhìn nàng, chỉ có lúc này chàng mới để ý, nàng mới mười bảy tuổi, là độ tuổi đẹp như hoa. Lúc lâu sau, chàng nghe thấy giọng mình khô khốc: “Ta nghe nói, hộ tâm kính này là bảo bối ca ca tặng cho cô.”
Nàng trước sau vẫn nửa cười nửa không, nói lời thề tân hôn bọn họ nước sông không phạm nước giếng, nàng không muốn một thân một mình gánh vác gánh nặng của Thẩm gia, như một đưa trẻ đừa cợt không thành thật.
Nàng dứt lời liền xoay người đi, nhiệt độ trong tay hắn dần lan ra, hơi ấm như một ca ca phó gửi lại tính mệnh của muội muội thân thiết nhất, sự ấm áp đó giờ chuyển sang chàng, vào lòng chàng.
Tính mạng quan trọng, chàng dường như chẳng gánh nổi. Nàng còn trẻ như vậy, lấy chồng nơi đất khách quê người, lại quyết tuyệt với chàng như thế này sao. Chàng kéo nàng lại, buột miệng thốt ra: “Cô có thể tái giá.”
Tâm khảm nàng đang vui tràn trề, bỗng trở nên lạnh thấu, cười đến canh thâu. Kỳ thực, ánh mắt nàng vạn năm chẳng sai, chàng là một nam nhân rất cố chấp, nhiệt huyết trung hồn, nghĩa bạc vân thiên. Chỉ tiếc, chàng nhận lầm người rồi.
“Vậy chàng chết ở chiến trường luôn đi, vĩnh viễn đừng quay lại nữa.” Nàng sẽ không quay đầu lại, biến mất trong nắng mai mờ mịt, yểu điệu thục nữ, để cho quân tử trầm ngâm.
Cuối cùng đại chiến cũng đến, sống chết nơi tiền tuyến Thẩm Ngạn chẳng còn lòng suy tư chuyện trong nhà, chỉnh đốn tâm tình phấn khởi, mặc giáp ra trận.
[1]câu này lấy trong Kinh thi, áo xanh là chỉ trang phục của người Hán, ở đây còn chỉ tuổi xuân
[2]Câu này dùng tới thành ngữ 'tần tấn chi hảo'.
Thời Xuân Thu, nhằm tăng cường mối quan hệ hữu hảo với nước Tần, Tấn Hiến Công đã gả con gái cho Tần Mục Công. Về sau, Tấn Hiến Công khi tuổi về già rất ân sủng Hoàng phi Li Cơ, Li Cơ đã bức chết Thái tử Thân Sinh, lại còn muốn bức hại Công tử Di Ngô và Trọng Nhĩ, khiến hai người hoảng sợ phải trốn khỏi nước Tấn. Sau khi Tấn Hiến Công qua đời, con trai của Li Cơ lên làm vua, nhưng ít lâu sau bị hai vị đại phu trung thành của công tử Di Ngô giết chết, sau đó cử người đi đón công tử Di Ngô đang lưu vong ở nước Lương về làm vua.
Công tử Di Ngô được Tần Mục Công cử quân hộ tống về nước. Mấy năm sau, nước Tấn xảy ra nạn đói phải cầu cứu nước Tần, được Tần Mục Công giúp cho khá nhiều lương thực. Mặc dù nước Tấn nhiều lần nuốt lời hứa và dị nghị nước Tần, nhưng Tần Mục Công vẫn tỏ ra khoan dung độ lượng, một lòng giữ mối bang giao với nước Tấn.
Bấy giờ, công tử Trọng Nhĩ trên đường lưu vong đã lưu lạc đến nước Tần, được Tần Mục Công chọn làm phò mã. Công chúa Hoài Doanh thấy Trọng Nhĩ có phần coi thường mình mới hỏi rằng: "Hai nước Tần Tấn địa vị ngang nhau, cớ sao chàng lại khinh rẻ tôi ?". Trọng Nhĩ biết mình sai bèn lập tức xin lỗi .
Về sau, Tần Mục Công cử người hộ tống Trọng Nhĩ về nước. Cuối cùng Trọng Nhĩ trở thành vua nước Tấn, con trai vua cũng cưới công chúa nước Tần làm vợ, hai cha con đều thông gia với nước Tần.
Câu thành ngữ này vốn nói về hai nước thông gia hữu hảo. Nhưng ngày nay người ta vẫn thường dùng nó để chỉ về nghĩa tình hôn nhân.
No comments:
Post a Comment